Để mang đến một công trình vỉa hè đẹp và chắc chắn thì ngoài việc lựa chọn gạch lát vỉa hè phù hợp và chất lượng, bạn cần tuân thủ nghiêm ngặt quy trình kỹ thuật trong quá trình thi công lát gạch vỉa hè. Vậy quy trình kỹ thuật đó là gì? Hãy cùng tham khảo 4 bước thi công gạch lát vỉa hè nhanh và chuẩn xác mà chúng tôi hướng dẫn dưới đây.
Nội dung chính
Gia cố đất nền
Nền đất có chắc chắn và bằng phẳng thì quá trình thực hiện thi công gạch ốp lát mới diễn ra thuận lợi, nhanh chóng, và quan trọng hơn hết là bề mặt hoàn thiện sẽ đạt tính thẩm mỹ và chất lượng cao nhất. Sau khi vệ sinh, làm sạch và đầm thật chắc nền đất, bạn sẽ đổ một lượng cát nhất định lên diện tích cần lát (độ dày lớp cát tùy ý hoặc tương đương với độ dày viên gạch). Sau đó dùng thước, bàn xoa hoặc bay cỡ lớn để tiến hành thực hiện cán phẳng lớp cát này. Cán càng phẳng thì độ kết dính của những viên gạch sẽ càng cao.
Cán xi măng
Sau khi cán phẳng lớp cát trên nền đất thì tiến hành pha loãng xi măng với nước rồi đổ trực tiếp lên lớp cát này. Đổ nhẹ và đều tay để có thể đảm bảo lớp xi măng pha loãng được lan rộng ra khắp bề mặt chúng ta cần lắp gạch. Mục đích của việc làm này là để tăng bề mặt tiếp xúc và kết dính cho những viên gạch sau khi thi công hoàng thành.
Lát gạch
Trước khi lớp xi măng pha loãng bị khô, bạn cần xếp gạch nhanh chóng lên bề mặt. Sau mỗi lần xếp thì dùng búa gõ nhẹ 4 góc viên gạch để chúng có thể bám chắc xuống mặt nền. Lưu ý là khoảng cách giữa các viên gạch không quá gần cũng không quá xa, bởi nếu gần có thể gây nên hiện tượng nứt, vỡ, phồng rộp trong quá trình sử dụng do sự thay đổi của thời tiết gây ra. Còn quá xa thì gây mất thẩm mỹ, khiến bề mặt hoàn thiện thô và rời rạc. Tốt nhất nên đảm bảo khoảng cách giữa các viên gạch là 2 – 3mm để thuận thuận cho việc đi mạch sau này.
Xử lý sau thi công
Để vừa đảm bảo tính thẩm mỹ và đồng bộ, vừa giúp những viên gạch liên kết với nhau tốt hơn, sau khi lát, bạn có tưới nước xi măng lên các đường mạch gạch. Bên cạnh đó, sau khi hoàn tất công trình, không nên đưa vào sử dụng ngay mà cần có biện pháp che chắn để hạn chế người và phương tiện qua lại, làm xê dịch nền gạch.
* Một vài lưu ý khác khi thi công gạch ốp lát:
– Tùy sở thích, mục đích và yêu cầu sử dụng mà chọn gạch lát vỉa hè thích hợp cho công trình. Bạn có thể tham khảo thông số và đặc tính của các loại gạch như gạch Terrazzo, gạch con sâu, gạch chữ I, gạch lục giác, gạch bát giác, gạch trồng cỏ,… để đưa ra sự lựa chọn tối ưu nhất.- Dù chọn loại gạch lát vỉa hè nào thì cũng lưu ý đến chỉ số hút nước. Nếu chỉ số hút nước trên 9%, bạn cần ngâm gạch rồi phơi khô trước khi thi công để đảm bảo gạch không bị “ngậm nước” về sau, ảnh hưởng đến chất lượng công trình.
– Tuy không sử dụng hồ vữa hay keo dán gạch như các loại gạch ốp lát thông thường, nhưng lớp xi măng lót và xi măng tưới cho mạch gạch đóng vai trò quan trọng trong việc gia tăng độ kết dính, vì thế, nên chọn dòng xi măng tinh, có độ đồng đều cao. Với tất cả những lưu ý trên đây, quá trình thi công gạch lát vỉa hè sẽ diễn ra thuận lợi, nhanh chóng và chuẩn xác, mang đến công trình vừa đẹp vừa chất lượng.
Kết luận
Hoàng An Phát với đội ngủ nhân viên hùng hậu và giàu kinh nghiệp trong việc thi công công trình vỉa hè. Sẽ mang đến công trình đạt tính thẩm mỹ cao và chất lượng tốt.